Đăng ký quyền tác giả và những thông tin cần thiết khi thực hiện
Đăng ký quyền tác giả và những thông tin cần thiết khi thực hiện
Đăng ký quyền tác giả là một cách bảo hộ tác phẩm thông qua luật Sở Hữu Trí Tuệ và người sở hữu tác phẩm có thể quyết định quyền sử dụng hoặc thương mại, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tác phẩm, tránh những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu,… Để tìm hiểu nhiều hơn mời các bạn cùng theo dõi bài viết của NAPU dưới đây
Hiểu thêm về quyền tác giả
Quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng bằng và việc cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm.
Đặc điểm của quyền tác giả
Thứ nhất, đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
Thứ hai, quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức hể hiện tác phẩm.
Thứ ba, hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động.
Thứ tư, quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối.
Cách thức nộp hồ sơ đăng ký bản quyền
♦ Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức; cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả; quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
♦ Cá nhân; pháp nhân nước ngoài có tác phẩm; chương trình biểu diễn; bản ghi âm; ghi hình; chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả; quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả.
“Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền được thực hiện tại NAPU”