Các thủ tục và quy trình đăng ký cấp giấy chứng nhận y tế

Hiện nay nông sản tại Việt Nam vẫn thường được cấp giấy chứng nhận y tế để xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, nhưng phải cứ là nông sản thì sẽ đăng ký giấy phép y tế, mà còn tuỳ thuộc nhiều vào yêu cầu từ nhà nhập khẩu. Và nếu sản phẩm của doanh nghiệp cần giấy chứng nhận y tế hãy xem hết bài viết dưới đây của NAPU nhé

Mục đích của giấy chứng nhận Health Certificate

Giấy chứng nhận y tế là thủ tục bắt buộc khi có yều cầu từ nhà nhập khẩu để đảm bảo việc thông quan quốc tế cũng như đáp ứng yêu cầu từ nhà nhập khẩu về mặt thủ tục. HC được xem như công cụ chứng minh tính an toàn chất lượng của sản phẩm thực phẩm xuất khẩu, là cơ sở để cơ quan quản lý xác nhận sản phẩm đủ điều kiện lưu hành tại nước nhập khẩu

Những điều cần lưu ý về Health Certificate

  • Health Certificate – HC có thể cấp cho nhiều sản phẩm thuộc lô hàng xuất khẩu trên một Giấy chứng nhận;
  • Kết quả kiểm nghiệm sẽ thể hiện cho từng loại sản phẩm khác nhau thuộc cùng lô hàng xuất khẩu;
  • Kết quả kiểm nghiệm phải thể hiện đầy đủ thông tin cần thiết khi xuất khẩu;
  • Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC) có hiệu lực 2 năm chỉ cho lô hàng đã đăng ký và không áp dụng cho các lô hàng xuất khẩu khác.
  • Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC) tính trên 1 lô hàng xuất khẩu. Cho nên, dù cùng sản phẩm nhưng khác lô hàng thì cần phải xin cấp Giấy chứng nhận khác.
Các thủ tục và quy trình đăng ký cấp giấy chứng nhận y tế
Ảnh : Internet

Quy trình đăng ký Health Certificate

» Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thực phẩm đề nghị cấp giấy chứng nhận Health Certificate nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.

» Bước 2: Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận Health Certificate của doanh nghiệp, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho doanh nghiệp theo mẫu quy định trong thông tư 52/2015/TT-BYT

» Bước 3: Trong thời gian từ 7 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp chứng nhận Health Certificate theo mẫu quy định.

Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.

Hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận y tế

1/  Giấy chứng nhận kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép Hộ Kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; ⇒ Lưu ý: Doanh nghiệp cần chuẩn bị 1 trong 3 loại giấy phép trên

2/  Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm thuộc lô hàng xuất khẩu

3/ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất; ⇒ Lưu ý: nếu doanh nghiệp không phải là nhà sản xuất thì phải làm hợp gia công; hoặc hợp đồng mua bán với nhà sản xuất

4/ Công bố chất lượng sản phẩm hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

5/ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận Health Certificate (theo mẫu quy định theo Thông tư 52/2015/TT-BYT)

6/ Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

Điều kiện cấp giấy chứng nhận y tế

– Điều kiện đầu tiên để cấp giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) đó chính là phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam.

– Phù hợp với quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.

– Chứng nhận đối với sản phẩm, thực phẩm xuất khẩu

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy chứng nhận y tế trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu.

Thời gian thực hiện giấy chứng nhận HC

» Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế tại cơ quan có thẩm quyền từ 07 đến 10 ngày làm việc

» Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận y tế là 02 năm, kể từ ngày cấp

Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện HC trên toàn quốc

– Tư vấn quy định pháp lý, giải đáp về đăng ký giấy chứng nhận y tế sản phẩm xuất khẩu

– Tư vấn về điều kiện và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận y tế

– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ để tiến hành xin giấy chứng nhận y tế

– Tư vấn các vấn đề liên quan khác, hỗ trợ khách hàng dịch thuật, công chứng (nếu có)

– Tiến hành soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận y tế, gửi hồ sơ cho khách hàng ký tên, đóng dấu

– Đại diện Quý doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận y tế tại cơ quan chức năng

– Theo dõi hồ sơ và thông báo tình hình, kết quả hồ sơ đã nộp đến khách hàng

– Đại diện khách hàng nhận giấy chứng nhận y tế và giao cho tận nơi cho khách hàng

– Hoàn thành dịch vụ làm giấy chứng nhận y tế và tư vấn hậu kiểm (nếu có).

Liên hệ dịch vụ tư vấn tại NAPU

Đơn vị cung cấp dịch vụ và tư vấn đăng ký cấp giấy chứng nhận y tế tại Cục An Toàn Thực Phẩm NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – CHI PHÍ HỢP LÝ, đảm bảo thời gian thực hiện nhanh nhất cho khách hàng. Mọi thắc mắc về thủ tục xin giấy chứng nhận y tế, hãy liên hệ ngay cho NAPU để được tư vấn và cung cấp thông tin chính xác nhất

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN NAPU

Hotline: 0764 247 879  –  0964 756 689
email: dichvutuvannapu@gmail.com
Website: giaychungnhanyte

 

Bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *